Giá xăng tăng “chóng mặt” doanh nghiệp vận tải lao đao

Dịch vụ cho thuê xe cẩu hàng hcm giá rẻ

Thực tế các doanh nghiệp vận tải hiện nay đang lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn khi giá xăng tăng phi mã, Việc giá xăng dầu tăng mạnh và tăng liên tục đang gây áp lực quá lớn đối với ngành vận tải, trong khi hành khách ít và phải gánh thêm chi phí xét nghiệm Covid-19.

Theo thông báo của liên Bộ Tài chính – Công Thương, từ 16h chiều 26/10, giá xăng E5 RON 92 tăng lên mức 23.110 đồng/lít, xăng RON 95 lên 24.338 đồng/lít. Giá xăng trong nước đã tăng 65% giá trị so với đầu năm và hiện chỉ còn kém đỉnh lịch sử hồi tháng 7/2014.

Trong vòng một năm qua, giá các mặt hàng xăng đã tăng tới 17 lần, giữ nguyên 3 lần và chỉ giảm 3 lần. Việc này tác động trực tiếp và nhanh nhất tới các doanh nghiệp vận tải khi ngành này, xăng dầu chiếm 35-40% cơ cấu chi phí.

XĂNG TĂNG GIÁ CHÓNG MẶT
XĂNG TĂNG GIÁ CHÓNG MẶT

khiến cho doanh nghiệp vận tải

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải tỉnh Bình Dương (hiện quản lý một trung tâm phân phối kho vận), so sánh việc giá xăng leo lên đỉnh trong vòng 7 năm giống như “một cú đấm knock out, khiến doanh nghiệp vận tải đang gượng dậy mà không thể gượng nổi”.

“Giá xăng dầu tăng, gây khó cho nhà xe đang hoạt động. Thậm chí, họ không thể đàm phán tăng giá cước vận tải với khách hàng khi nhiều doanh nghiệp mới chuyển từ mô hình ‘3 tại chỗ’ sang ‘3 xanh’, đơn hàng còn ít và phải chịu gánh nặng chi phí xét nghiệm”, ông Hùng nói.

Đại diện Hiệp hội Vận tải tỉnh Bình Dương cho biết hiện nay, lượng khách và đơn hàng ở mức thấp do các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, nhiều nhà máy chưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại. Trong khi đó, chi phí của doanh nghiệp vận tải bị đội lên cao, bao gồm cả chi phí nhiên liệu.

Giá xăng tăng mạnh giống như một cú đấm knock out, khiến doanh nghiệp vận tải đang gượng dậy mà không thể gượng nổi

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải tỉnh Bình Dương

Trước thực trạng trên, ông Hùng khuyến nghị nhà xe cố gắng chạy những đơn hàng lớn, của khách hàng cũ để giữ mối. Đối với đơn nhỏ lẻ, không có nhiều hàng, các chủ xe nên cân nhắc từ chối bởi càng phục vụ thì càng thua lỗ, không đủ chi phí để vận hành và phục hồi sau dịch.

Trong dài hạn, Nhà nước cần có biện pháp giảm bớt chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, cụ thể ở đây là ổn định giá xăng dầu. Thay vì giảm, giãn thuế, ông Hùng đề xuất cách làm thực tế hơn như miễn phí bảo trì đường bộ cho doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, ông Trần Đức Nghĩa, Ủy viên Hiệp hội Logistics Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Delta, cho rằng trước mắt, doanh nghiệp vận tải cần cố gắng cắt giảm những chi phí không thực sự cần thiết để tồn tại.

Tiếp đến phải tính chuyện tăng giá cước, tuy nhiên, giá xăng thì tăng ngay, còn muốn tăng giá dịch vụ thì cần thương lượng, ký lại hợp đồng với đối tác. Đại diện Hiệp hội Logistics Việt Nam khẳng định thiệt hại đầu tiên thuộc về công ty vận tải.

“Khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch nên lượng hàng giảm, doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn. Giờ giá xăng tăng thêm một lần nữa gây sức ép lên doanh nghiệp”, ông Nghĩa nói.

Vì sao cần giảm thuế phí để “hạ nhiệt” giá xăng?

Nói về giải pháp nhằm “hạ nhiệt” giá xăng, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết Bộ đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng, kiến nghị một số biện pháp, trong đó đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét, cân nhắc giảm các loại thuế, phí của mặt hàng xăng.

Các vị chuyên gia khác cũng nhìn nhận bên cạnh việc sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn, cần xem xét, miễn giảm một số loại thuế phí liên quan đến mặt hàng xăng dầu, qua đó giảm bớt phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Thực tế, xăng là một trong những mặt hàng đang phải gánh nhiều loại thuế, phí nhất hiện nay. Một lít xăng RON 95 có giá là 24.338 đồng/lít, nhưng số thuế phí phải gánh chiếm đến một nửa.

Liên Bộ Tài chính – Công Thương cho biết giá xăng RON 95 thương phẩm bình quân trên thế giới 15 ngày gần nhất lên tới 100,38 USD/thùng (tăng 10,13 USD/thùng, tương đương tăng 11,23% so với kỳ trước). Một thùng xăng 158,97 lít, như vậy, một lít xăng RON 95 nhập về cảng có giá gốc khoảng 0,63 USD (tương đương 14.300 đồng/lít).

Theo quy định, cơ cấu giá xăng phải “cõng” 4 sắc thuế gồm thuế nhập khẩu 20% (tương ứng 2.860 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt 10% (tương ứng 1.430 đồng), VAT 10% theo giá bán (khoảng 2.434 đồng) và thuế bảo vệ môi trường cố định 4.000 đồng/lít.

Mỗi lít xăng cũng phải cộng thêm chi phí kinh doanh định mức (1.050 đồng/lít), lợi nhuận định mức (tối đa 300 đồng/lít), mức trích lập quỹ bình ổn (tại kỳ điều chỉnh 26/10, liên Bộ Tài chính – Công Thương không trích lập quỹ bình ổn giá đối với tất cả mặt hàng xăng) và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong khi đó, mỗi lít xăng RON 95 hiện có giá bán lẻ trên thị trường tối đa 24.338 đồng. Vậy tổng chi cho các khoản thuế, phí có thể chiếm tới 50%, còn tính riêng tổng chi từ thuế thì chiếm tới 44% giá thành bán ra của một lít xăng RON 95.

Đây là mức tăng “khủng khiếp” mà doanh nghiệp phải đối diện, được ví như “giọt nước làm tràn ly” khiến các đơn vị vận tải lao đao trước nhiều áp lực.

Là doanh nghiệp chuyên vận chuyển hàng đường dài tuyến Bắc – Nam, mỗi chuyến xe container chở hàng từ TP.HCM – Hà Nội với doanh thu khoảng 40 triệu đồng, trong đó chi phí dầu tới 14 triệu đồng (chiếm tới 35%), ông Thành cho biết doanh nghiệp vận tải sẽ tính toán điều chỉnh giá cước theo hướng tăng khoảng 10-20% để cân đối doanh thu.

Tuy vậy, doanh nghiệp đang ở thế khó với các hợp đồng đã ký; việc thay đổi giá cước vận chuyển không dễ gì khách hàng chấp nhận, chưa kể sẽ mất nhiều đơn hàng lẻ.

Đại diện một hãng bay cũng cho biết hàng không lác đác bay trở lại nhưng gặp vô vàn khó khăn, trong đó có giá xăng dầu đang tăng cao. Nhu cầu khách đi lại vẫn còn thấp, cạnh tranh giữa các hãng để có khách nên việc tăng giá vé do tác động giá xăng dầu trong giai đoạn này khó xảy ra. Tuy nhiên, áp lực giá sẽ đè nặng và sẽ phải tăng trong dài hạn.